Nói đến du lịch Hạ Long, nếu chỉ nhắc đến du lịch biển trên Vịnh hay du lịch sinh thái ở Hòn Gai, hay du lịch miền núi ở Bình Liêu, thì hẳn vẫn còn gì đó thiếu sót. Hạ Long còn là một địa danh nổi tiếng về du lịch tâm linh. Trong đó, có khu di tích thắng cảnh nằm trên núi Yên Tử. Một địa danh du lịch văn hóa tâm linh nổi tiếng có một không hai ở Việt Nam.
Giới thiệu về khu du lịch núi Yên Tử
Núi Yên Tử nằm trong quần thể di tích thắng cảnh Yên Tử
Yên Tử nằm trên núi Tượng Đầu với độ cao trên 1000m so với mực nước biển. Đa số mọi người đều quen với tên gọi chùa Yên Tử, nên họ gọi núi này là núi Yên Tử. Trên đỉnh núi thường xuyên có mây bao phủ nên người ta gọi là Bạch Vân Sơn. Chùa và núi Yên Tử nằm trong quần thể di tích thắng cảnh Yên Tử được UNESCO công nhận là di sản thế giới.
Quần thể di tích thắng cảnh Yên Tử còn bao gồm khu Tây Yên Tử ở Bắc Giang và Khu di tích lịch sử nhà Trần ở Đông Triều. Yên Tử nổi tiếng không chỉ bởi quy mô danh thắng mà còn bởi ý nghĩa tâm linh và lịch sử. Nó trở thành trung tâm Phật giáo của cả nước dưới đời vua Trần Nhân Tông.
Sự tích lịch sử gắn với vua Trần Nhân Tông
Sau khi nhường lại ngôi cho con, ông đã cho người xây dựng hàng trăm công trình lớn nhỏ tại núi Yên Tử để tu hành, giảng kinh và truyền đạo. Di sản tôn giáo mà Trần Nhân Tông để lại cũng vô cùng lớn với số lượng 800 ngôi chùa được ông cho xây dựng ở khắp các nơi và 19 năm tu hành, giảng đạo.
Từ dưới núi, để đi lên chùa, bạn cần đi qua 1 con đường 6km, với hai bên là cây cối xanh tươi um tùm. Trước cổng chùa có cây cầu nối giữa 2 bờ của suối Giải Oan. Tương truyền, đây là nơi các cung tần, mỹ nữ của nhà vua đã thác mình tự vẫn khi không khuyên can nhà vua quay trở về. Từ đó, nhà vua Trần Nhân Tông đã gọi nơi này là suối Giải Oan.
Trước sân chùa có 6 ngọn tháp, có tháp mộ của vua Trần Nhân Tông và 2 pháp sư khác. Tiếp theo là chùa Hoa Yên, chùa Vân Tiêu, chùa Đồng và vô số các ngôi chùa được xây dựng và sắp xếp xen kẽ nhau trên đỉnh núi. Tạo thành một quần thể di tích Phật giáo lớn và nổi tiếng trong và ngoài nước của Việt Nam.
Du lịch núi Yên Tử nên đi vào mùa nào?
Du khách thập phương Việt Nam có văn hóa đi núi Yên Tử vào dịp đầu năm. Sau đó vãn dần vào cuối năm. Các lễ hội văn hóa tâm linh cũng được tổ chức nhiều vào mùa xuân, ít hơn vào mùa hè và mùa thu.
- Ngày 23/1 âm lịch: Giỗ Đệ Tam Tổ Huyền Quang
- Ngày 18/2 âm lịch: Giỗ Thiền Sư Chân Nguyên
- Ngày 3/3 âm lịch: Giỗ Đệ Nhị Tổ Pháp Loa
- Ngày 15/4 âm lịch: Đại lễ Phật Đản
- Ngày 15/7 âm lịch: Lễ Vu Lan
- Ngày 1/11 âm lịch: Quốc Giỗ Đệ Nhất Hoàng Nhân Tông
Du lịch Yên Tử bạn có thể thoải mái lựa chọn đi vào thời điểm nào trong năm cũng được. Bạn có thể kết hợp trải nghiệm mùa lễ hội hoặc nếu bạn muốn đi ngắm cảnh chùa lúc vắng vẻ một chút thì bạn nên tránh các mùa lễ hội, hoặc ghé thăm núi Yên Tử vào dịp cuối năm.
Một số công trình nổi bật trên núi Yên Tử
Cầu giải oan – tẩy rửa bụi trần
Tù lối đi phía dưới lên đến khu các ngôi chùa trên đỉnh núi Yên Tử. Bạn sẽ bắt gặp suối Giải Oan và một chiếc cầu, cuối chân cầu có một mái hiên nhỏ. Nó có 2 mái cong và 4 cột trụ đỡ, để du khách có thể dừng chân và ngắm cảnh 2 bên hồ.
Mặc dù nơi đây gắn với câu chuyện giải oan cho các phi tần của vua Trần Nhân Tông đã cam tâm tự vẫn. Nhưng chúng ta có thể dễ dàng liên tưởng đến ý nghĩa về sự gội rửa bụi trần, trước khi ghé vào các ngôi chùa trên Yên Tử.
Chùa Hoa Yên
Chùa Hoa Yên tọa lạc ở độ cao 535m so với mực nước biển. Đây cũng là ngôi chùa to nhất trên núi Yên Tử nên nó còn được gọi là chùa Cả. Ngôi chùa được xây vào thời họ Nguyễn với kiến trúc 5 gian chữ đinh.Người ta ví địa thế ở Yên Tử giống hình một con rồng. Với đầu rồng là khu vực chùa Hoa Yên, mắt rồng là tháp tổ. Hai dãy núi 2 bên là 2 cánh tay rồng tượng trưng ôm lấy thân rồng là con đường đi từ dưới lên đỉnh núi.
Phía sau chùa Hoa Yên vốn có một ngôi chùa Phổ Đà Quan Thế Âm Bồ Tát, nhưng nay không còn. Gần chùa có vườn tháp Huệ Quang có 97 tháp. Đây là nơi vua Trần Nhân Tông từng ngồi tọa thiền.
Chùa Vân Tiêu
Đi tiếp về phía sau là chùa Vân Tiêu. Chùa Vân Tiêu có diện tích nhỏ hơn nhưng được nằm trên một đồi phẳng khá vững chắc của núi Yên Tử. Từ bậc thang đi lên chia thành 2 lối đi riêng cân xứng. Ở giữa trước cửa chính là đặt một chỗ thờ cúng nhỏ ngoài trời.
Trên con đường đi tới chùa Vân Tiêu có một tháp nhỏ nhiều tầng. Tháp được gọi là Tháp Vọng Tiên Cung, có nghĩa là tháp nhìn thấu cõi Tiên.Thiết kế bên ngoài của chùa Vân Tiêu khá đẹp, có màu đỏ gạch và cân đối. Phía trước chùa lại có Tháp Vọng Tiên Cung, có lẽ ám chỉ là nơi để vua Trần Nhân Tông quan sát cõi Tiên.
Chùa Đồng
Là vị trí cao nhất trên đỉnh núi Yên Tử, có cũng có diện tích nhỏ nhất. Chùa hình chữ nhật, có thiết kế cổ điển, mái cong. Chùa Đồng có một bàn thờ nhỏ ở bên ngoài để du khách thắp hương, cúng khấn ở đó. Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng, đây là nơi vua Thiền Định.
Kết cấu, bài trí và thiết kế các ngôi chùa ở Núi Yên Tử đều rất đặc biệt và có nhiều ý nghĩa nội hàm sâu sắc. Di tích du lịch Núi Yên Tử quả là một kỳ quan tâm linh của nhân loại. Xứng đáng với danh hiệu di tích văn hóa mà UNESCO đã ghi nhận.
Cho thuê xe máy Hạ Long đi Yên Tử
Kim’s Motorbike có hệ thống các chi nhánh lớn trong địa bàn, được trang bị đa dạng và đầy đủ các dòng xe máy khác nhau để gia tăng lựa chọn tối ưu cho khách hàng. Chúng tôi luôn coi trọng chất lượng xe cũng như sự trải nghiệm của khách hàng.
Đội ngũ tư vấn được đào tạo một cách bài bản để giúp khách hàng có được lựa chọn xe nhanh và tốt nhất. Đặc biệt, chúng tôi còn hỗ trợ bạn đặt vé tàu tham quan Vịnh, vé Sun World với giá cả thấp hơn 10% giá thị trường. Vui lòng liên hệ với chúng tôi theo hotline 0923.333.121.
- Địa chỉ: 29 Bãi Cháy, thành phố Hạ Long, Quảng Ninh
- Email: phamhungcruises@gmail.com